Hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa

Nguồn nước ô nhiễm bởi do nhiều yếu tố khác nhau gây nên, trong đó phần lớn là nước thải từ các công ty sản xuất ngầm đổ ra môi trường. Trong đó ngành chế biến sữa là ngành thải ra nước thải gây ô nhiễm nghiêm trọng cần xử lý trước khi thải ra môi trường. Để tìm hiểu rõ hơn về hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa hiệu quả nhất hiện nay, mời các quý doanh nghiệp đọc nội dung bài viết bên dưới, nếu các doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế hệ thống xử lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0903 980 538.

Nguồn gốc phát sinh thành phần ô nhiễm?

Kết quả hình ảnh cho chế biến sữa

Nước thải sản xuất:

  • Nước rửa các bồn chứa và can ở các trạm tiếp nhận
  • Nước súc rửa các sản phẩm dư bên trong hoặc trên bề mặt của tất cả các đường ống, bơm, bồn chứa, thiết bị công nghiệp, máy đóng gói,….
  • Nước rửa thiết bị, rửa sàn cuối mỗi chu kỳ hoạt động
  • Sửa rò rỉ các thiết bị hoặc do làm rơi vãi nguyên liệu và sản phẩm
  • Một số chất lỏng khác như sữa tươi, sữa chua kém chất lượng, bị hư hỏng do quá trình bảo quản và vận chuyển cũng được thải chung vào hệ thống thoát nước.
  • Nước thải từ nồi hơi, từ máy làm lạnh
  • Dầu mỡ rò rỉ từ các thiết bị và động cơ

Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của công nhân, nhân viên làm việc tại nhà máy.

Đặc tính, thành phần của nước thải sản xuất sữa

Thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất là các chất hữu cơ (Chiến đến 90% tải lượng hữu cơ BOD), nước thải có chứa hàm lượng lớn là BOD, COD, SS và các chất béo trong nước thải. Sữa tươi nguyên chất có lượng BOD rơi vào khoảng 100.000 mg/lít vì thế những dung dịch pha loãng sữa cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến sự ô nhiễm. BOD của nước thải chế biến sữa bao gồm Protein, Acid lactic, lactose và bơ. Ngoài ra, trong sữa có chứa N và P.

– Bản chất của chất thải sinh ra bởi các quá trình khác nhau của nhà máy chế biến sữa nói chung hoàn toàn giống nhau, đều phản ánh sự ảnh hưởng lấn át của sữa. Tuy nhiên các quá trình khác nhau làm ảnh hưởng đến thành phần chi tiết. Vì vậy, thành phần và lưu lượng nước thải của mỗi nhà máy tùy thuộc vào các quá trình thực hiện, điều kiện và công nghệ sản xuất. Muốn xác định chính xác thành phần nước thải của mỗi nhà máy, chúng ta phải tiến hành khảo sát thực tế.

– Nhìn chung, nước thải chế biến sữa ban đầu là trung tính hoặc hơi kiềm, nhưng có khuynh hướng trở nên acid hoàn toàn một cách nhanh chóng do sự thiếu hụt của oxy tạo điều kiện lên men của lactose thành acid lactic, khi đó pH giảm và có khả năng gây ra sự kết tủa casein.

– Nước thải chế biến sữa thường có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao, ít chất lơ lửng. Vì vậy, chúng là nguồn thức ăn cho vi khuẩn và các vi sinh vật, gây nên sự thiếu hụt oxy nghiêm trọng do được vi khuẩn và các vi sinh vật tiêu thụ với tốc độ rất nhanh. Ngoài ra sữa cũng chứa cả Nitơ và Photpho, là thức ăn tốt cho thực vật có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước.

         Khả năng gây ô nhiễm của nước thải ngành chế biến sữa ở Việt Nam: Do thiếu nguồn nguyên liệu tại chỗ nên các nhà máy chế biến sữa ở nước ta chủ yếu xuất phát với nguồn nguyên liệu là dạng sữa thành phẩm nhập ngoại, không sản xuất các loại sản phẩm có nước thải ô nhiễm cao như: phô-mát, bơ, dịch sữa… Vì vậy hàm lượng COD, BOD5 trong nước thải chế biến sữa ở nước ta nói chung tương đối thấp, lưu lượng và thành phần nước thải ít thay đổi.

         Tuy nhiên do trang thiết bị công nghệ, trình độ sản xuất còn kém nên mức độ tiêu hao nguyên liệu cao làm gia tăng ô nhiễm bởi các sản phẩm hỏng hoặc thất thoát nguyên liệu trong quá trình sản xuất.

         Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến sữa thường nằm gần hoặc trong khu vực dân cư, chưa có hệ thống xử lý nước thải sản xuất do đó nước thải sản xuất chưa qua xử lý được trộn lẫn với nước thải sinh hoạt trước khi đi vào hệ thống cống thoát chung. Điều này gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh.

Phương pháp xử lý nước thải ngành chế biến sữa

xu ly nuoc thai nha may che bien sua

 

       Vì có nhiều thành phần ô nhiễm như vậy nên nếu không xử lý thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Để xây dựng hệ thống xử lý nước thải chế biến sữa đạt yêu cầu quy chuẩn và chi phí thấp nhất hãy liên hệ ngay Crs Vina. Chúng tôi cam kết đem đến cho Qúy khách hàng những dịch vụ tốt nhất, uy tín chất lượng.

      Ngoài tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải, khí thải, Crs Vina còn cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ khác: báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, Quan trắc môi trường lao động, tư vấn lập hồ sơ môi trường, đào tạo an toàn lao động, chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy, chứng nhận ISO, kiểm định an toàn máy móc thiết bị. Quý doanh nghiệp có nhu cần xin vui lòng liên hệ Crs Vina để được hỗ trợ tốt nhất.

5/5 - (3 bình chọn)

Posted by & filed under Thiết Kế Và Thi Công.