Trong hoạt động Sản xuất – Kinh doanh nhất là xu thế hội nhập quốc tế hiện nay , việc đảm bảo An toàn — Sức khỏe — Môi trường ( H.S.E ) trở thành yếu tố được Nhà nước và Lãnh đạo Doanh nghiệp hết sức quan tâm. Vài trò lãnh đạo H.S.E (H.S.E Manager) chịu quản lý công tác vấn đề sức khoẻ, an toàn, BVMT của doanh nghiệp của Doanh nghiệp và xây dựng bộ quy định, giải pháp an toàn và BVMT cho Doanh nghiệp, đảm bảo Doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về An toàn vệ sinh lao động và BVMT. Điều này giúp Doanh nghiệp tránh được những rủi ro về kiểm tra nhà nước, đối tác hay khách hàng đánh giá.
Nhằm để hỗ trợ Quý Doanh nghiệp trong công tác quản lý An toàn – Sức Khoẻ – Môi trường (H.S.E) được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả. Crs Vina xin gửi tới Quý Doanh nghiệp khoá đào tạo và Cấp Chứng chỉ “Chuyên viên giám sát An toàn – Sức khoẻ – Môi Trường”. Khoá đào tạo chứng chỉ HSE nhằm đưa tới cho các cán bộ quản lý cái nhìn tổng quan, bao quát và giải đáp được những vướng mắc trong quá trình triển khai tại tổ chức, doanh nghiệp.

Đối tượng tham dự khoá học
Cán bộ, nhân viên phòng Tổ chức, Hành chính, Nhân sự , Cán bộ nhân viên phòng -bộ phân H.S.E thuộc các Doanh nghiệp , Bệnh viện , Trường học , cán bộ ,nhân viên phòng Kỹ thuật – An toàn – Môi trường , phòng ISO và các cá nhân có nhu cấu quan tâm về H.S.E.
Nội dung khoá đào tạo chứng chỉ HSE
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ HSE
Tổng quan về HSE
- Tổng quan về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động.
- Phương pháp tiếp cận chung để quản lý các vấn đề HSE tại cơ sở sản xuất hoặc dự án.
- Các lĩnh vực hoạt động trong ngành HSE.
- Mô hình quy định quản lý của ngành An toàn, Sức khỏe và Môi trường.
- Các quy định cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động khi xây dựng dự án mới, nâng cấp các công trình, các cơ sở để sản xuất; sử dụng, bảo quản, lưu giữ và kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động.
PHẦN II: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PCCC TẠI CƠ SỞ
2.1 Hệ thống pháp luật PCCC hiện hành
– Một số văn bản hiện hành quy định về Quản lý PCCC cơ sở
2.2 Các yêu cầu đánh giá PCCC cơ sở
– Hướng dẫn kiểm tra quy định tại cơ sở với yêu cầu về PCCC
– Kiểm tra các hồ sơ quản lý tại cơ sở
+ Giấy phép xây dựng nhà xưởng/ tòa nhà và bản vẽ hoàn công
+ Thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy
+ Biên bản kiểm tra PCCC
+ Quyết định thành lập đội PCCC
+ Phương án PCCC&CNCH
+ Kế hoạch kiểm tra bảo trì bảo dưỡng PCCC và bằng chứng
+ Danh sách các thiết bị phòng cháy chữa cháy
+ Hồ sơ huấn luyện đội PCCC&CNCH cơ sở, bằng chứng chi trả chính sách cho đội PCCC&CNCH cơ sở.
2.3 Giải đáp thắc mắc và liên hệ thực tế
– Giải đáp thắc mắc
– Liên hệ thực tế (bằng các video hay bài tập tình huống cho học viên)
PHẦN III: ĐÁNH GIÁ NHẬN DIỆN RỦI RO
3.1 Đánh giá thực trạng và nhận diện rủi ro
– Thiếu sót/sai phạm tại doanh nghiệp khi thực hiện Pháp luật về An toàn, vệ sinh lao động,
– Đánh giá tuân thủ pháp luật về khai báo, điều tra, thống kê tai nạn lao động;
– Nghiệp vụ, kỹ năng sơ cứu tai nạn lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.
– Tổ chức nhận diện, đánh giá rủi ro về an toàn lao động;
3.2 Văn hóa an toàn tại doanh nghiệp
3.3 Giải đáp thắc mắc và liên hệ thực tế
– Giải đáp thắc mắc
PHẦN IV: QUẢN LÝ AN TOÀN – SỨC KHỎE – NGHỀ NGHIỆP
4.1 Nội quy
- Xây dựng nội dung, quy chế, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
- Kiểm định
- Tổ chức công tác kiểm định an toàn, huấn luyện và quan trắc moi trường lao động
- Tổng hợp kiến thức về máy móc
- Kiến thức tổng hợp về các loại máy móc, thiết bị, các chất phát sinh về các yếu tố nguy hiểm, có hại.
- Quản lý máy móc, thiết bị, vật tư theo yêu cầu nghiêm ngặc về an toàn.
Hình thức học
Khoá nâng cao kiến thức H.S.E lớp được tổ chức học tập trung.





