Hệ thống lạnh là một phần không thể thiếu trong các công trình, căn hộ và các không gian làm việc hiện đại. Để đảm bảo hoạt động mượt mà và đạt được hiệu suất tối ưu, kiểm định hệ thống lạnh là một quy trình cần thiết. Kiểm định hệ thống lạnh không chỉ giúp đảm bảo sự thoải mái và an toàn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm năng lượng.
- Kiểm định hệ thống lạnh
Kiểm định hệ thống lạnh là gì?
Contents
- 1 Kiểm định hệ thống lạnh là gì?
- 2 Các loại hệ thống lạnh phải kiểm định
- 3 Tại sao nên kiểm định hệ thống lạnh?
- 4 Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống lạnh
- 5 Quy trình kiểm định hệ thống lạnh
- 6 Khi nào phải kiểm định hệ thống lạnh?
- 7 Chi phí kiểm định hệ thống lạnh
- 8 Giấy kiểm định hệ thống lạnh có thời hạn bao lâu ?
- 9 Đơn vị kiểm định hệ thống lạnh uy tín
Kiểm định hệ thống lạnh là kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh theo một quy trình kiểm định nhằm đánh giá, xác nhận sự phù hợp tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh được quy định theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng theo Thông tư sô 36/2019/TT-BLĐTBXH
Hệ thống lạnh sẽ được đặt tại các nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp vì thế sẽ liên quan trực tiếp đến an toàn của nhiều người lao động. Bất cứ máy móc liên quan đến an toàn của người lao động tại nơi lao động đều phải đảm bảo vận hành bình thường, không xảy ra các vấn đề bất trắc.
Các loại hệ thống lạnh phải kiểm định
Các hệ thống lạnh sau bắt buộc phải thực hiện kiểm định:
Hệ thống lạnh theo phân loại tại TCVN 6739:2015 bao gồm: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A3, B2L, B2, B3; Sử dụng môi chất lạnh nhóm A2 có lượng nạp vào hệ thống từ 1.5kg trở lên: Sử dụng môi chất lạnh nhóm A1, A2L, B1 có lượng nạp vào hệ thống từ 05kg trở lên.
Các hệ thống VRV, VRF.
Hệ thống điều hòa trung tâm Chiller .
Tại sao nên kiểm định hệ thống lạnh?
Việc kiểm tra hệ thống lạnh đúng quy trình sẽ mang lại rất nhiều lợi ích như:
Tăng năng suất lao động: Việc thực hiện kiểm định hệ thống lạnh giúp đảm bảo rằng thiết bị hoạt động một cách ổn định và không bị gián đoạn. Điều này giúp tăng năng suất lao động, vì nhân viên không phải ngừng công việc để khắc phục sự cố hoặc sửa chữa hệ thống lạnh.
Giảm chi phí bồi thường tai nạn lao động: Một hệ thống lạnh không được kiểm định có thể gây ra các tai nạn lao động nghiêm trọng. Việc kiểm định định kỳ giúp phát hiện sớm các vấn đề về an toàn, từ đó giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và giảm các chi phí bồi thường liên quan.
Giảm hao hụt môi chất lạnh và bảo vệ môi trường: Một hệ thống lạnh không hoạt động hiệu quả có thể gây ra sự lãng phí môi chất lạnh. Việc kiểm định hệ thống giúp phát hiện và khắc phục các rò rỉ và mất mát, giảm hao hụt môi chất lạnh. Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn góp phần bảo vệ môi trường bằng cách giảm lượng môi chất lạnh tiêu thụ và ngăn chặn sự thoát ra môi trường.
Bằng chứng pháp lý và đánh giá: Việc kiểm định hệ thống lạnh cung cấp bằng chứng pháp lý quan trọng. Đối với các đơn vị bảo hiểm và khách hàng, việc có bằng chứng kiểm định đảm bảo rằng hệ thống lạnh đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất. Nó cũng hỗ trợ trong quá trình đánh giá và xác nhận chất lượng của hệ thống lạnh.
Tuân thủ quy định pháp luật khi sử dụng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn.
Tiêu chuẩn kiểm định hệ thống lạnh
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong quá trình kiểm định hệ thống lạnh, hệ thống điều hòa không khí phải được cơ quan chức năng cho phép.
QCVN01:2008/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực.
QCVN21:2015/BLĐTBXH, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với hệ thống lạnh.
QTKĐ08:2016/BLĐTBXH, Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh.
TCVN 8366:2010, Bình chịu áp lực – Yêu cầu kỹ thuật an toàn thiết kế, kết cấu, chế tạo.
TCVN6104:2015 (ISO 5149), Hệ thống lạnh và bơm nhiệt – Yêu cầu về an toàn và môi trường.
TCVN 6008:2010, Thiết bị áp lực – Mối hàn yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra.
TCVN9358:2012, Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
TCVN9385:2012, Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.
Có thể kiểm định theo tiêu chuẩn nước ngoài nhưng không được thấp hơn mức quy định trong nước.
Quy trình kiểm định hệ thống lạnh
Khi thực hiện kiểm định hệ thống lạnh cần phải đảm bảo thực hiện đủ các bước theo một quy trình nhất định. Gồm:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật
◾ Tất cả hồ sơ liên quan đến hệ thống lạnh từ lúc bắt đầu sử dụng đến khi lịch sử sửa chữa bao gồm:
◾ Kiểm tra hồ sơ xuất xưởng, nhật ký vận hành và bảo trì.
◾ Kiểm tra hồ sơ kiểm định lần trước
Bước 2: Kiểm tra hệ thống lạnh tổng quan bên trong, bên ngoài
◾ Xem xét các khuyết tật ăn mòn trên bề mặt kim loại. Các biến dạng hình học xuất hiện trong quá trình sử dụng.
◾ Xem xét lớp bọc bảo ôn, cách nhiệt
◾ Kiểm tra cầu thang, sàn thao tác, điều kiện môi trường vận hành
◾ Kiểm tra không phá hủy. Sử dụng các phương pháp siêu âm, chụp phim, thẩm thấu, bột từ để kiểm tra các khuyết tật ăn mòn trên kim loại cơ bản, đường ống và các mối hàn.
Bước 3: Thử nghiệm
◾ Thử bền: Các thiết bị áp lực, đường ống được cô lập để thử nghiệm ở áp suất quy định.
◾ Thử kín: Kiểm tra rò rỉ ở áp suất làm việc cho phép trong thời gian tối thiểu là 24 giờ.
Bước 4: Kiểm định các cơ cầu an toàn, bảo vệ, thiết bị đo lường
◾ Van an toàn, áp kế
◾ Thiết bị đo mức
◾ Rơ le nhiệt độ, áp suất
◾ Hệ thống nối đất, cách điện vỏ thiết bị
Bước 5: Kiểm tra vận hành
◾ Chỉ thực hiện khi các bước kiểm tra trên đạt yêu cầu. Kết nối các thiết bị, chạy thử ở áp suất làm việc cho phép.
Bước 6: Xử lý kết quả kiểm định hệ thống lạnh
◾ Lập biên bản kiểm định hệ thống lạnh theo mẫu quy định
◾ Lập biên bản kiến nghị, khắc phục (nếu có)
◾ Dán tem và ban hành kết quả kiểm định.
Khi nào phải kiểm định hệ thống lạnh?
🔸 Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
🔸 Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời hạn của lần kiểm định trước.
Thông thường chu kỳ kiểm định hệ thống lạnh là 3 năm/lần. Đối với hệ thống lạnh có môi chất độc hại, cháy nổ thì chu kỳ kiểm định định kỳ là 2 năm/lần.
🔸 Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường
Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống lạnh theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi:
– Khi sử dụng lại các hệ thống đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên.
– Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của hệ thống.
– Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt.
– Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Hệ thống lạnh là tổ hợp các bộ phận chứa môi chất làm lạnh được nối với nhau tạo thành vòng tuần hoàn lạnh kín trong đó môi chất làm lạnh được lưu thông để hấp thụ và thải nhiệt.
Nó truyền nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp (nguồn nhiệt) đến nơi có nhiệt độ cao (nơi thoát nhiệt),tạo một môi trường có nhiệt độ thấp để phục vụ cho sinh hoạt hay một hoạt động công nghiệp nào đó.
Hệ thống này hấp thu nhiệt độ của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải nhiệt độ đó ra môi trường khác có nhiệt độ cao hơn.
Chi phí kiểm định hệ thống lạnh
Chi phí kiểm định hệ thống lạnh được Nhà nước quy định mức giá tối thiểu tại thông tư số 41/TT/2016/BLĐTBXH.
Giấy kiểm định hệ thống lạnh có thời hạn bao lâu ?
Giấy kiểm định hệ thống lạnh có thời hạn là 03 năm. Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại và hệ thống đã sử dụng trên 12 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 02 năm.
Đối với hệ thống lạnh sử dụng môi chất lạnh có tính cháy nổ, độc hại, tác nhân ăn mòn kim loại đã sử dụng trên 12 năm và hệ thống lạnh đã sử dụng trên 24 năm thì thời hạn kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ là 01 năm.
Trường hợp nhà chế tạo quy định hoặc cơ sở yêu cầu thời hạn kiểm định ngắn hơn thì thực hiện theo quy định của nhà chế tạo và yêu cầu của cơ sở. Khi rút ngắn thời hạn, kiểm định viên phải nêu rõ lý do trong biên bản kiểm định.
Xem thêm:
Kiểm định hệ thống cửa chống cháy
Đơn vị kiểm định hệ thống lạnh uy tín
CRS VINA là một đơn vị kiểm định hệ thống lạnh uy tín và chuyên nghiệp tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp lạnh, CRS VINA đã xây dựng được danh tiếng vững chắc và trở thành đối tác tin cậy cho việc kiểm định hệ thống lạnh.
Đội ngũ chuyên gia của CRS VINA sở hữu kiến thức chuyên sâu về công nghệ lạnh và quy trình kiểm định. Họ luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu kiểm định của khách hàng và thực hiện kiểm tra toàn diện trên các thành phần của hệ thống lạnh.
CRS VINA không chỉ giúp kiểm tra và đánh giá hiệu suất năng lượng của hệ thống lạnh mà còn cung cấp các dịch vụ phân tích dữ liệu và báo cáo chi tiết. Đội ngũ của CRS VINA sẽ thu thập và phân tích các dữ liệu liên quan để đưa ra những khuyến nghị cụ thể nhằm cải thiện hiệu suất và tiết kiệm năng lượng cho hệ thống lạnh của bạn.
Với phương châm chất lượng và sự phục vụ tận tâm, CRS VINA cam kết mang đến dịch vụ kiểm định hệ thống lạnh chất lượng nhất. Họ không chỉ là đơn vị kiểm định mà còn là đối tác đáng tin cậy để bạn có thể tin tưởng giao phó việc kiểm định hệ thống lạnh của mình.
Hãy liên hệ với CRS VINA để đảm bảo rằng hệ thống lạnh của bạn hoạt động tốt, tiết kiệm năng lượng và đáp ứng mọi yêu cầu an toàn và hiệu suất.
CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA
📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985
🌐 Website: http://hosomoitruong.top/
🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina
📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com
✅ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.
✅ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.
✅ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.
✅ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội
✅ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.
✅ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.
✅ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.