Quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động

Ngày 28/12/2021, Bộ Lao động Thương binh – Xã hội đã ban hành Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định về phân loại lao động theo điều kiện lao động. Thông tư chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/4/2022.

Phân loại lao động theo điều kiện lao động

Loại điều kiện lao động

🇦 Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V, VI.

🇧 Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

🇨 Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

Nguyên tắc phân loại lao động theo điều kiện lao động

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư này.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, mục đích của phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:

1️⃣ Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

2️⃣ Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động. “Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. – Trích dẫn khoản 3, Điều 22 của Luật An toàn vệ sinh lao động”

Quy trình và phương pháp đánh giá, xác định điều kiện lao động

Được quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH là phương pháp và quy trình xác định điều kiện lao động, cụ thể như sau:

– Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.

– Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

🔹 Nhóm A. Nhóm yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động bao gồm: Vi khí hậu, áp lực không khí, Nồng độ hơi khí độc lớn hơn mức quy định của giới hạn cho phép, Nồng độ bụi lớn hơn so với mức quy định của giới hạn cho phép, Tiếng ồn trong sản xuất vượt giới hạn cho phép (dBA), rung xóc, Điện từ trường tần số radio, Điện từ trường tần số công nghiệp, Bức xạ ion hoá (mSV/năm), Tiếp xúc với sinh vật có hại.

🔹 Nhóm B. Nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động bao gồm: Mức tiêu hao năng lượng cơ thể (Kcal/ca làm việc), Biến đổi hệ tim mạch khi làm việc, Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc: giảm sức bền lực cơ (% số người so với đầu ca), Biến đổi chức năng hệ thần kinh trung ương, Mức hoạt động não lực, Căng thẳng thị giác, Độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh.

🔹 Nhóm C. Nhóm yếu tố đánh giá về Ecgônômi – tổ chức lao động bao gồm: Mức tiếp nhận thông tin: số tín hiệu tiếp nhận trong một giờ (chỉ đánh giá các công việc trong ngành cơ yếu, bưu điện viễn thông, tin học), Mức đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền, Nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ, Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong ca làm việc, Chế độ lao động, Nội dung công việc và trách nhiệm.

Bước 2: Lựa chọn ít nhất 06 (sáu) yếu tố đặc trưng tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ 3 nhóm yếu tố trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn 01 (một) chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

▪️ Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố là thang điểm 6 (sáu) quy định tại Phụ lục I. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì điểm càng cao.

▪️ Thời gian tiếp xúc của người lao động với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 01 (một) điểm. Đối với hóa chất độc, điện từ trường, rung, ồn, bức xạ ion hóa, thay đổi áp suất, yếu tố gây bệnh truyền nhiễm thì điểm xếp loại hạ xuống 01 (một) điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

▪️ Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 01 (một) điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

▪️ Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 01 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

Bước 4: Tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức:

Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố (X) như sau:

▪️ X ≤ 1.01: Điều kiện lao động loại I.

▪️ 1,01 < X ≤ 2.22: Điều kiện lao động loại II.

▪️ 2,22 < X ≤ 3.37: Điều kiện lao động loại III.

▪️ 3,37 < X ≤ 4.56: Điều kiện lao động loại IV.

▪️ 4,56 < X ≤ 5.32: Điều kiện lao động loại V.

▪️ X > 5,32: Điều kiện lao động loại VI.

Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc phân loại lao động theo điều kiện lao động

Người sử dụng lao động phải thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu khi công ty đi vào sản xuất và khi có sự thay đổi về máy móc, công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu một lần trong vòng 5 năm.

Đối với nghề, công việc tại nơi làm việc thuộc Danh mục nghề đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp giảm thiểu, loại trừ tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tổ chức đánh giá, phân loại lao động và đề xuất gửi về Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội để được xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động. Trong đó phải gửi kèm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH .

Chủ sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Chủ sử dụng lao động có thể liên hệ Công ty TNHH TCS – Kỹ thuật Môi trường là đơn vị có chức năng và đủ điều kiện để tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH để được tư vấn và hướng dẫn.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật có liên quan đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Thời gian đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động

Việc tổ chức đánh giá điều kiện lao động phải là tổ chức đủ điều kiện hoạt động quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và tuân thủ theo đúng phương pháp, quy trình xác định điều kiện lao động theo quy định tại Thông tư.

Như vậy, người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu và khi có sự thay đổi về công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến sự thay đổi về điều kiện lao động,…tối thiểu 01 lần trong vòng 05 năm để đảm bảo thực hiện đầy đủ các chế độ cho người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tổ chức đánh giá phân loại lao động theo điều kiện lao động

🔸 Tổ chức đánh giá điều kiện lao động là tổ chức đủ các điều kiện về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động, kiểm định kỹ thuật an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động theo quy định của pháp luật và có đủ số lượng người đánh giá tương ứng với từng nội dung đánh giá.

🔸 Người thực hiện đánh giá điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư này phải có chứng chỉ đào tạo về quan trắc môi trường và được huấn luyện về phân tích, đánh giá rủi ro theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Tin tức, Quan trắc đo kiểm môi trường lao động.