Mẫu hồ sơ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

364b4 icon2bdong2bcho2bblog Mẫu hồ sơ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

Phụ lục VI Thông tư 32/2017/TT-BCT

Nhằm giảm thiểu thủ tục, quy trình cho doanh nghiệp mà việc lập biện pháp ứng phó sự cố hóa chất với các đơn vị sử dụng, kinh doanh các hóa chất không thuộc đối tượng phải Lập kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được giảm thiểu đi nhiều về công đoạn thực hiện. Theo đó các đơn vị sử dụng, sản xuất, lưu trữ hóa chất phải thực hiện xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất tại cơ sở và ra quyết định ban hành.

Là tổ chức chuyên về Lập biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trên toàn quốc Phòng an toàn xin chia sẻ mẫu hồ sơ biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất theo Phụ lục VI Thông tư 32/2017/BCT như dưới đây.

Xem thêm: Huấn luyện an toàn hóa chất theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP

364b4 icon2bdong2bcho2bblog Khi nào phải xây dựng biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

▪️ Trước khi dự án chính thức đi vào hoạt động

▪️  Đối với các dự án thuộc trương hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP đã được đưa vào hoạt động trước khi Nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực ( nghị định 113/2107/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 25 tháng 11 năm 2017) mà chưa có Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, chủ cơ sở phải xây dựng và ra Quyết định ban hành Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong vòng 01 năm kể từ ngày nghị định 113/2017/NĐ-CP có hiệu lực.

Mẫu biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất

NỘI DUNG CHI TIẾT

MỞ ĐẦU

▪️ Xuất xứ dự án;

▪️ Tính cần thiết phải lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất;

– Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.

Phần I. THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN

▪️ Quy mô đầu tư: công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.

▪️ Các hạng mục công trình.

▪️ Công nghệ sản xuất.

▪️  Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm.

▪️ Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm.

▪️   Mô tả điều kiện địa lý, địa hình, đặc điểm khí tượng thủy văn khu vực thực hiện dự án.

Các tài liệu kèm theo:

▪️ Bản đồ vị trí khu đất đặt cơ sở hóa chất;

▪️ Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);

Phần II.  DỰ BÁO NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT

▪️ Lập bản danh sách các điểm nguy cơ.

▪️ Liệt kê các dự báo về nguy cơ cháy, nổ do hóa chất và các nguyên nhân

▪️ Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố.

Phần III. DỰ BÁO TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ HÓA CHẤT VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA

▪️Dự kiến các tình huống sự cố làm rò rỉ, tràn, đổ hoặc cháy, nổ hóa chất nguy hiểm của từng thiết bị, khu vực đã liệt kê; xác định điều kiện, nguyên nhân bên trong cũng như tác động từ bên ngoài có thể dẫn đến tình huống sự cố.

▪️ Ước lượng về hậu quả tiếp theo, phạm vi tác động, mức độ tác động đến người và môi trường xung quanh khi sự cố không được kiểm soát, ngăn chặn. Việc xác định hậu quả phải dựa trên mức độ hoạt động lớn nhất của thiết bị hoặc khu vực lưu trữ hóa chất nguy hiểm.

▪️ Giải pháp phòng ngừa sự cố đối với từng thiết bị, khu vực đã liệt kê trong bản danh sách các điểm nguy cơ. Giải pháp phòng ngừa phải được xây dựng cụ thể và tương ứng với nguy cơ xảy ra sự cố.

Phần IV. NĂNG LỰC ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

▪️ Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.

▪️ Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố.

▪️ Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.

▪️ Biện pháp phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài.

▪️ Biện pháp sơ tán người, tài sản.

▪️ Biện pháp huấn luyện và diễn tập theo định kỳ.

Phần V. PHƯƠNG ÁN KHẮC PHỤC HẬU QUẢ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất được lập theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nội dung của phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất bao gồm các vấn đề sau:

▪️ Biện pháp ngăn chặn, hạn chế nguồn gây ô nhiễm môi trường và hạn chế sự lan rộng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân trong vùng.

▪️ Biện pháp khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường.

▪️ Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.

Phần VI. PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO (Liệt kê các tài liệu kèm theo Biện pháp)

Phần IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo (nếu có): bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản.

Xem thêm:

364b4 icon2bdong2bcho2bblogTrung tâm lập biện pháp ứng phó sự cố hóa chất CRS VINA

▪️ CRS VINA là đơn vị có nhiều năm xây dựng biện pháp ứng phó cho nhiều doanh nghiệp.

▪️ Hướng dẫn đầy đủ và thành thạo  hồ sơ, thủ tục mà doanh nghiệp cần có để chuẩn bị thẩm định.

▪️ Tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.

▪️ Hoàn thiện thủ tục nhanh chóng.

▪️ Tư vấn viên nhiệt tình, sẵn sàn giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

Với những thông tin trên đây hy vọng đã cung cấp cho quý khách hàng nhiều chia sẽ bổ ích về Lập Biện pháp ứng phó sự cố hóa chất. Mọi vấn đề thắc mắc cần tư vấn thêm về dịch vụ vui lòng liên hệ:

PHÒNG QUAN TRẮC AN TOÀN CRS VINA ETECH

☎ Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Miền bắc: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh

Email: lananhcrsvina@gmail.com

Website: https://hosomoitruong.top

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Tin tức, HỒ SƠ MÔI TRƯỜNG.