Quy định đào tạo sơ cấp cứu

Sơ cấp cứu là hoạt động có tầm quan trọng đặc biết khi xảy ra tai nạn lao động tại nơi làm việc. Sơ cấp cứu kịp thời sẽ hạn chế những di chứng về sau, thậm chí có thể cứu nạn nhân khỏi nguy hiểm về tính mạng. Theo quy định của Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 và Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về việc tổ chức lượng sơ cứu, cấp cứu hoặc cán bộ y tế lao động, quy định đào tạo sơ cấp cứu tại các cơ sở lao động là bắt buộc, tùy theo tính chất hoạt động và quy mô để cơ sở lao động xây dựng bộ phận y tế với số lượng cán bộ đảm bảo theo quy định, theo yêu cầu thực tiễn, và tổ chức các lớp huấn luyện theo quy định. 

 

Đối tượng đào tạo sơ cấp cứu

Theo Thông tư 19/2016/TT-BYT hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động, đối tượng phải được đào tạo sơ cấp cứu bao gồm:

▪️ Người lao động, trừ trường hợp người lao động đã được cấp giấy chứng nhận về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

▪️ Người được phân công tham gia vào lực lượng sơ cấp cứu.

Quy định về nhân lực

Tại điều 7 Thông tư 19/2019/TT-BYT ban hành ngày 30/06/2016 về Hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động về việc tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

👉 Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:

🔹 Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:

– Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu.

– Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc.

– Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.

🔹 Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

👉 Thông tư 19/2016/TT-BYT, Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

🔹 Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

🔹 Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

👉 Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:

🔹 Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

🔹 Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.

👉 Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.

Khóa huấn luyện sơ cấp cứu

 

Quy định về thời gian huấn luyện

Huấn luyện lần đầu:

▪️ Đối với người lao động: 4 giờ.

▪️ Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 16 giờ (2 ngày).

Huấn luyện hàng năm:

▪️ Đối với người lao động: 2 giờ.

▪️ Đối với lực lượng sơ cứu, cấp cứu: 8 giờ (1 ngày)

Quy định về nội dung đào tạo sơ cấp cứu

 

▪️ Các nguyên lý cơ bản về sơ cứu, cấp cứu tại chỗ

▪️ Băng bó vết thương: Nguyên tắc, các phương tiện dùng để băng bó, kỹ thuật băng bó.

▪️ Kỹ thuật cầm máu tạm thời: Nguyên tắc cầm máu, các biện pháp cầm máu tạm thời.

▪️ Kỹ thuật cố định gãy xương tạm thời: Nguyên tắc cố định gãy xương, các phương tiện cố định gãy xương.

▪️ Kỹ thuật hồi sinh tim phổi: Nhận biết dấu hiệu ngừng tuần hoàn hô hấp, hướng dẫn thông thoáng đường thở và hỗ trợ hô hấp, hướng dẫn hồi sức tim phổi.

▪️ Xử lý bỏng: Đánh giá nguyên nhân và mức độ bỏng, xử lý cấp cứu bỏng tại chỗ)

▪️ Phương pháp vận chuyển nạn nhân an toàn không cáng và có cáng để cấp cứu ban đầu

▪️ Các hình thức cấp cứu:

Cấp cứu điện giật.

Cấp cứu đuối nước.

Cấp cứu tai nạn do hóa chất.

▪️ Hướng dẫn chung nội dung và sử dụng túi sơ cứu.

▪️ Thực hành chung cho các nội dung.

 

 

Giấy chứng nhận đào tạo sơ cấp cứu.

 

Sau khi kết thúc khóa học, học viên sẽ có thể chủ động ứng phó với sự cố bất ngờ xảy ra. Người học sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa huấn luyện kỹ thuật sơ cấp cứu.

Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.

 

Liên hệ đào tạo sơ cấp cứu

 

CRS VINA là một trong những đơn vị với nhiều năm kinh nghiệm và tổ chức thành công nhiều khoá huấn luyện an toàn lao động, đào tạo sơ cấp cứu cho doanh nghiệp.

✔️ Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành.

✔️ Bài giảng sinh động, đầy đủ và dễ hiểu.

✔️ Học phí ưu đãi theo số lượng học viên và theo quy định của pháp luật.

 

Huấn luyện cấp chứng chỉ sơ cấp cứu như thế nào?

 

 

Quý doanh nghiệp và cá nhân có những thắc mắc gì về quy định đào tạo sơ cấp cứu, vui lòng liên hệ:

 

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://hosomoitruong.top/

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

5/5 - (1 bình chọn)

Posted by & filed under Huấn Luyện An Toàn Lao Động.