Hồ sơ vệ sinh lao động gồm những gì?

An toàn vệ sinh lao động là quan trọng đối với người lao động và người sử dụng lao động. Việc lập hồ sơ vệ sinh lao động không chỉ là một nhiệm vụ theo quy định pháp luật, mà còn là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động, đảm bảo tuân thủ quy định và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Vậy hồ sơ vệ sinh lao động là gì? Hồ sơ vệ sinh lao động gồm những gì? Quy trình lập hồ sơ vệ sinh lao động như thế nào?

Căn cứ pháp lý khi lập hồ sơ vệ sinh lao động

📌 Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13.

📌 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

📌 Nghị định 44/2016/NĐ-CP.

📌 Thông tư 19/2016/TT-BYT

📌 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Hồ sơ vệ sinh lao động là gì?

Hồ sơ vệ sinh lao động là hồ sơ quản lý các yếu tố có hại trong môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Hồ sơ vệ sinh lao động giúp nhận diện, đánh giá và kiểm kiểm soát các yếu tố có hại, nguy hiểm, cải thiện điều kiện làm việc, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Hồ sơ an toàn vệ sinh lao động khi thanh tra là gì?

Vì sao phải lập hồ sơ vệ sinh lao động?

Lập hồ sơ vệ sinh an toàn lao động là một điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có tác động đến môi trường lao động. Việc này có nhiều lợi ích quan trọng:

👉 Quản lý các yếu tố độc hại: Hồ sơ vệ sinh lao động giúp doanh nghiệp quản lý hiệu quả các yếu tố độc hại trong môi trường làm việc. Điều này giúp hạn chế các tác động có thể gây hại đến sức khỏe của người lao động.

👉 Đề xuất các biện pháp cải thiện điều kiện lao động: Nó đề xuất các biện pháp để cải thiện điều kiện lao động, ngăn chặn bệnh nghề nghiệp và tai nạn, đồng thời nâng cao khả năng làm việc của người lao động.

👉 Tuân thủ quy định pháp luật: Lập hồ sơ vệ sinh lao động giúp doanh nghiệp hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với quy định về hồ sơ vệ sinh lao động theo pháp luật. Điều này giúp tránh được các rủi ro pháp lý và nâng cao tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

👉 Kịp thời phát hiện các vấn đề: Hồ sơ vệ sinh lao động giúp doanh nghiệp sớm phát hiện những bất lợi, thành phần độc hại, khí thải và bụi trong môi trường làm việc. Điều này cho phép doanh nghiệp đề xuất biện pháp xử lý và khắc phục vấn đề kịp thời, tránh được những hậu quả nghiêm trọng.

Đối tượng thực hiện lập hồ sơ vệ sinh lao động

Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh,…có quản lý và sử dụng lao động mà chưa đăng ký hồ sơ vệ sinh lao động đều phải thực hiện lập hồ sơ vệ sinh lao động.

Khi nào cần cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động?

Theo quy định tại Nghị định 44/2016/NĐ-CP và Thông tư 19/2016/TT-BYT thì hồ sơ vệ sinh lao động cần cập nhật và làm lại trong các trường hợp sau:

▪️ Khi doanh nghiệp thay đổi quy trình công nghệ hoặc quy trình sản xuất: Khi có sự thay đổi trong quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động, có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động, hồ sơ vệ sinh lao động cần được làm lại và cập nhật.

▪️ Khi có đề xuất từ tổ chức quan trắc môi trường lao động: Nếu tổ chức quan trắc môi trường lao động phát hiện các yếu tố có hại chưa được ghi nhận trong hồ sơ vệ sinh lao động, họ cần đề xuất bổ sung thông tin này vào hồ sơ.

▪️ Khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu cập nhật thông tin hoặc điều chỉnh hồ sơ vệ sinh lao động, cần thực hiện việc làm lại và cập nhật theo yêu cầu đó.

Hồ sơ vệ sinh lao động gồm những gì?

Nội dung hồ sơ vệ sinh lao động gồm các hạng mục:

✔️ Yếu tố vi khí hậu bất lợi: Bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, bức xạ nhiệt.

✔️ Yếu tố vật lý: Bao gồm ánh sáng, tiếng ồn theo dải tần, rung chuyển theo dải tần, vận tốc rung đứng hoặc ngang, phóng xạ, điện từ trường tần số công nghiệp, điện từ trường tần số cao, bức xạ tử ngoại, và các yếu tố vật lý khác (ghi rõ).

✔️ Yếu tố bụi các loại: Bao gồm bụi toàn phần, bụi hô hấp, bụi thông thường, bụi silic, phân tích hàm lượng silic tự do, bụi amiăng, bụi kim loại (chì, mangan, cadimi,…), bụi than, bụi talc, bụi bông, và các loại bụi khác (ghi rõ).

✔️ Yếu tố hơi khí độc: Liệt kê và ghi rõ các yếu tố hơi khí độc, bao gồm thủy ngân, asen, oxit cac bon, benzen và các hợp chất (toluene, xylene), trinitro toluen (TNT), nicotin, hóa chất trừ sâu và các hóa chất khác.

✔️ Yếu tố tâm sinh lý và ec-gô-nô-my: Đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý và đánh giá ec-gô-nô-my.

✔️ Đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp: Bao gồm yếu tố vi sinh vật, yếu tố gây dị ứng và mẫn cảm, dung môi.

Quy trình thực hiện lập hồ sơ môi trường lao động

Để lập hồ sơ vệ lao động, cần thực hiện các bước theo quy trình như sau:

🔸 Khảo sát tình hình hoạt động, quy mô sản xuất và tình trạng môi trường tại cơ sở.

🔸 Thống kê máy móc, trang thiết bị, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.

🔸 Thống kê lượng lao động tiếp xúc trực tiếp với hóa chất độc hại.

🔸 Xác định, đưa ra biện pháp xử lý các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động của dự án.

🔸 Phân tích mẫu khí xung quanh trong và ngoài khu vực sản xuất, mẫu khí thải tại nguồn.

🔸 Trình nộp hồ sơ vệ sinh lao động lên cơ quan chức năng phê duyệt.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về Hồ sơ vệ sinh lao động gồm những gì? Quý doanh nghiệp cần tư vấn lập hồ sơ vệ sinh lao động, có thể liên hệ CRS VINA để được hỗ trợ.

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG VÀ CHỨNG NHẬN CRS VINA

📞 Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

🌐 Website: https://hosomoitruong.top

🇫 Facebook: https://www.facebook.com/daotaokiemdinhcrsvina

📧 Email: lananhcrsvina@gmail.com

⚜️ Văn phòng tại TP.HCM: 331/70/92 Phan Huy Ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn Phòng Giao Dịch tại TP HCM: Số 33H6, DN10, P.Tân Hưng Thuận, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

⚜️ Văn phòng tại Bắc Ninh: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh.

⚜️ Văn phòng tại Hà Nội: P604, CT6, KĐT mới Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội

⚜️ Văn phòng tại Thái Bình: Số 68 Hai Bà Trưng, P.Lê Hồng Phong, TP Thái Bình

⚜️ Văn phòng tại Đà Nẵng: Đường Trịnh Đình Thảo, phường Khuê Trung, Quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng.

⚜️ Văn phòng tại Cà Mau: đường Lý Thường Kiệt, phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

⚜️ Văn phòng tại Sơn La: đường Tô Hiệu, tổ 5, phường Tô Hiệu, TP Sơn La, tỉnh Sơn La.

5/5 - (2 bình chọn)

Posted by & filed under Tin tức, Huấn Luyện An Toàn Lao Động.